Tuyên bố chết theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015

Hiện nay, có rất nhiều người bỏ đi biệt tích một khoảng thời gian dài mà không xác định được còn sống hay đã chết. Do đó, với những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến người biệt tích này, để giải quyết quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, cần tiến hành thủ tục yêu cầu tuyên bố một người đã chết.

1: Luật sư tư vấn Luật Dân sự

Nhiều năm qua, chiến tranh đã lùi lại, tuy vậy những hậu quả mà nó để lại vẫn còn. Có những người không trở về nhưng cũng không xác định được còn sống hay đã chết. Nhiều trường hợp tự bỏ đi biệt tích nhiều năm liền không liên lạc với người thân và không trở về quê hương.

Với những trường hợp trên, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản gắn liền trực tiếp với người biệt tích vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nhằm đảm bảo quyền lợi của những người liên quan, pháp luật quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục yêu cầu tuyên bố một người đã chết. Mặc dù vậy, nhiều người chưa thật sự nắm rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này, đặc biệt trong việc giải quyết tài sản của người bị tuyên bố chết.

2: Quy định của pháp luật về việc tuyên bố chết

Tuyên bố chết được quy định cụ thể tại Bộ  luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015, nội dung chi tiết như sau:

Tuyên bố chết

  1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
  2. a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
  3. b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
  4. c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  5. d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
  6. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
  7. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

  1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
  2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết

  1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
  2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:
  3. a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật dân sự 2015 thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;
  4. b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
  5. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

  1. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật hôn nhân và gia đình.
  2. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.