Tranh chấp vay tài sản (vay mượn tiền) là một loại tranh chấp dân sự phổ biến trong hiện nay, thường là con nợ đến hạn trả nợ và không thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp này chủ nợ có thể bị mất số tiền của mình. Do đó các bên trong giao dịch cần nắm được các thông tin cần thiết để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra bảo vệ được các quyền lợi hợp pháp của mình. Bài viết dưới đây cung cấp cho quý bạn đọc về phương thức giải quyết tranh chấp đối với loại hợp đồng trên theo quy định của pháp luật hiện hành.
1: Quy định về hợp đồng vay tài sản.
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 “hợp đồng vay tài sản“ được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định của pháp luật thì đối tượng của hợp đồng vay tài sản là động sản. Tuy nhiên không phải động sản nào cũng có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản, mà chỉ có thể là một khoản tiền hoặc vật cùng loại.
2: Quyền và nghĩa vụ của các bên
Nhằm đảm bảo các bên thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết, tránh xảy ra việc tranh chấp, Bộ luật dân sự 2015 đã quy định tại mục 4 Chương XVI về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên như sau:
2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên “cho vay”
Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
BỒI THƯỜNG thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định khác.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về mục đích sử dụng của tài sản vay thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản vay nếu bên vay vi phạm mục đích sử dụng.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên vay
Bên vay có nghĩa vụ phải trả lại tài sản như sau:
- Tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn;
- Nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
- Sử dụng tài sản vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Trả lãi và các khoản lãi phát sinh theo hợp đồng.
- Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền hoặc vật mà họ vay từ người cho vay.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì các bên có quyền tự do thỏa thuận mức lãi suất cho vay, tuy nhiên mức lãi suất này không được vượt quá 20%/năm của giá trị khoản vay.
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
Trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất 10%/năm tương ứng với khoản vay chậm trả.
Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3: Thủ tục giải quyết tranh chấp Hợp đồng vay tài sản
Khi xảy ra TRANH CHẤP hợp đồng vay tài sản các bên nên cùng thỏa thuận, thương lượng giải quyết vấn đề này trên nguyên tắc tôn trọng nhau, đi đến kết quả có lợi nhất cho cả hai bên.
Trường hợp các bên không thể thống nhất được hướng giải quyết thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Đối với hợp đồng vay tài sản là hợp đồng dân sự vì vậy theo quy định tại khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp là tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết theo trình tự, thủ tục sơ thẩm;
Tuy nhiên các bên vẫn có quyền tự thỏa thuận về Tòa án nói nguyên đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết.
Theo quy định tại Điều 186 BLTTDS 2015 thì cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp khi cho rằng một bên vi phạm nghĩa vụ về hợp đồng vay tài sản.
Theo đó thủ tục giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm như sau:
Cá nhân, tổ chức làm Đơn khởi kiện với nội dung theo Điều 189 BLTTDS 2015 gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu hồ sơ hợp lệ thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí và Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án.
Sau khi thụ lý vụ án Tòa án sẽ xem xét và chuẩn bị xét xử vụ án. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành phiên họp kiểm tra giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Sau đó, Tòa án sẽ ban hành các quyết định như công nhận hòa giải thành, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Nếu vụ án không rơi vào trường hợp trên thì Thẩm phán phải quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Xét xử phúc thẩm (nếu có)